Tìm thông tin

[hoi dap] Cách chữa trị bệnh tiểu đường ?

Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh mãn tính gây bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra các rối loạn chuyển hóa gluxit, lipid, protid… Cách chữa trị bệnh tiểu đường bao gồm: chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực, dùng thuốc đúng chỉ định, kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ.

Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn

-    Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là: hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh làm tăng đường huyết sau ăn và hạn chế vừa phải chất béo, nhất là các chất béo bão hòa để không bị rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho đảm bảo được lượng đường trong máu ổn định, quan trọng hơn là phải điều chỉnh giờ giấc, số lượng thức ăn trong các bữa ăn, số lượng bữa chính và phụ phải hợp lý, điều độ.

-    Bữa ăn phải đảm bảo được nhu cầu về năng lượng, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng phải hợp lý (15 -20% protein, 25 – 30% lipid, 50 – 60% gluxit), tuy nhiên người tiểu đường có thể giảm bớt lượng gluxit, tăng cường thêm protein để vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng và hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

-    Người bị tiểu đường nên chia nhỏ thành 5- 6 bữa ăn trong ngày, ăn đa dạng, tăng cường chất bột đường phức hợp có nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, trái cây chưa chế biến, bổ sung các vi chất như kẽm, crôm, mangan, magiê, vitamin nhóm B, C, E… Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung các chất béo không bão hòa như omega 3, 6, 9 có trong cá, dầu ăn thực vật…

-    Người bị bệnh tiểu đường nên giảm ăn các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn vì chứa nhiều chất béo bão hòa, các đồ ăn ngọt như đường, mía, sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, mứt, chè…

-    Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn mặn, hạn chế uống rượu, hút thuốc…

Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng chế độ vận động hợp lý: Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

-    Vận động thể lực giúp giảm và kiểm soát đường huyết tốt hơn, cải thiện tuần hoạn ngoại vi của toàn bộ cơ thể, giảm cân do béo phì, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

-    Bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt với những bệnh nhân có các biến chứng về tim mạch, mắt, bàn chân, thận… cần được tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian luyện tập, cách thức luyện tập của các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ tim mạch.

-    Ưu tiên chọn các môn thể thao yêu thích, nhưng phải phù hợp, tiện lợi để có thể duy trì tập luyện lâu dài.

-    Cần luyện tập tăng dần, duy trì thường xuyên, tối thiểu 20 – 30 phút/ngày, tập đều đặn không bỏ giữa chừng.

-    Theo dõi đường huyết trước và sau khi luyện tập, chú ý tránh bị hạ đường huyết quá mức. Không luyện tập khi đường huyết lúc đói > 14mmol/l và xét nghiệm nước tiểu có ceton niệu (+).

xem thêm...http://cachchuatribenhtieuduong.wordpress.com/2013/04/16/cach-chua-tri-benh-tieu-duong/


.

www.google.com.vn/giaidap

Tìm dịch vụ